BÀI TẬP VẼ HÒA SẮC TRANG TRÍ MÀU (Phần 1)
Hòa sắc trong trang trí màu.
Trong tất cả các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ; màu sắc là phương pháp hữu hiệu nhất truyền đạt thông điệp và ý nghĩa. Màu sắc là chìa khóa quan trọng trong giao tiếp hình ảnh; hấp dẫn và đầy ẩn dụ trong nghệ thuật thiết kế. Sử dụng tốt Hòa sắc sẽ giúp ta thể hiện rất tốt các hiệu ứng trong ngôn ngữ thiết kế: từ phối cảnh xa – gần, mùi vị; âm thanh; thời gian. màu sắc có thể thể hiện được hết ý tửng của nhà thiết kế, họa sĩ. Dựa vào các bài tập vẽ hòa sắc trang trí màu sau; các bạn sẽ nắm rõ được các khái niệm cơ bản trong nguyên lý màu sắc.
Lý thuyết màu cơ bản rất quan trọng; nó giúp bạn hiểu rõ và vận dụng tốt màu sắc trong bài thi vẽ trang trí màu khối H.
Xem thêm: Bài thi trang trí màu khối H.
Chuỗi bài tập từ dễ đến khó sẽ giúp các bạn xây dựng kỹ năng tốt cho kỳ thi vẽ trang trí màu khối H.
- Bài tập Vòng hòa sắc.
- Bài tập Gam màu.
- Bài tập về sắc độ.
- Bài tập về cách phối màu.
vv.vv
Bài tập về vòng Hòa sắc.
Bài tập vòng hòa sắc rất quan trọng. Các bạn sẽ làm quen với màu bậc 1: Đỏ, vàng, xanh dương.
Màu Bậc 2:
Từ 3 màu bậc 1 này, các bạn luyện tập cách pha màu từ ba màu cơ bản này trước.
Các màu bậc 2 nằm giữa hai màu bậc 1 được pha từ hai màu bậc 1.
Ví dụ: Màu cam pha từ màu đỏ và màu vàng. Các màu bậc 2 được pha bằng cách điều chỉnh tỷ lệ hai màu bậc 1. bài tập pha màu này sẽ giúp bạn hiểu được đặc tính của mỗi màu. Tuy là theo lý thuyết, 50% đỏ + 50% vàng = cam; nhưng thực tế màu đỏ pentel mạnh hơn nhiều so với vàng. Qua kinh nghiệm pha màu, các bạn sẽ biết lấy lượng màu bao nhiêu là phù hợp để có màu theo ý định của mình.
Màu Bậc 3:
Màu bậc 3 được pha từ màu bậc 2 và màu bậc 1 đối diện. Thực tế, tất cả các màu bậc 3 đều được 3 màu cơ bản. Bài tập này giúp bạn nhận định được tỷ lệ pha màu của ba màu bậc 1 để ra được màu bậc 3 mong muốn.
Tại sao phải cần pha từ ba màu bậc 1? Các bạn hoàn toàn có thể tìm được các hủ màu bậc 2 3 ở các cửa tiệm. Trong quá trình làm bài thi, bạn không cần phải pha màu từ đầu. Tuy nhiên bài tập này cho cái nhìn tổng thể. Nhìn vào một màu, bạn hiểu được màu này được cấu thành từ những thành phần nào. Màu này có xu hướng nóng hay lạnh; từ đó có thể dùng tốt trong bài trang trí màu.
Hãy luyện tập bài này nhiều lần; trong lúc luyện tập pha màu, hãy rèn luyện kỹ năng tô màu bằng cọ. Tô sao cho đẹp và nét, pha màu không quá đặc và không quá lỏng.
Bài tập về Tính chất màu sắc.
Độ sáng tối.
Một màu có sắc độ trung gian,
muốn làm sáng hơn có hai cách:
- Cộng trắng; cộng trắng sẽ làm màu sáng hơn; nhưng quá nhiều trắng sẽ làm màu bị bạc mất màu.
- Cộng vàng; Cộng vàng sẽ giúp màu giữ được sắc điệu và làm sáng màu hơn.
Muốn làm tối hơn,
Muốn làm sáng hơn có hai cách:
- Cộng đen; cộng đen sẽ làm màu tối hơn; nhưng quá nhiều đen sẽ làm màu bị mất màu.
- Cộng Xanh; Cộng xanh sẽ giúp màu giữ được sắc điệu và làm tối màu hơn.
Độ tươi và trầm của màu bậc 3.
Ta phân biệt màu bậc 3 nóng và lạnh để học cách làm tươi và trầm của màu.
Màu bậc 3 nóng:
Làm tươi bằng màu bậc 1 nóng: đỏ; làm trầm bằng màu bậc 1 lạnh: Xanh dương.
Màu bậc 3 Lạnh:
Làm tươi bằng màu bậc 1 lạnh: xanh dương; làm trầm bằng màu bậc 1 nóng: vàng.
Đặc biệt.
Ta có bài tập khá tốt để giúp ta phân biệt các sắc độ.
Cùng màu khác sắc độ: Cùng màu xanh dương; chỉ cần làm sáng hay tối đi thì ta có hai sắc độ khác nhau.
Khác màu cùng sắc độ: dù là khác màu (bậc 3) nhưng có cùng độ sáng tối, đội tươi hay trầm. Ta sẽ không có cảm nhận phân biệt hai màu được nếu như đặt ở xa.
Lưu ý:
Các bài tập cơ bản này chủ yếu để các bạn bổ sung kiến thức lý thuyết màu. Cần ghi nhớ kỹ các yếu tố này; để sau này khi làm bài tập khác về trang trí màu, ta có cách tư duy để điều chỉnh hòa sắc trong bài làm.
Tac giả: Mythuatinfo